Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch trong Y học

Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch trong Y học

Bạn biết gì về cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch? Đừng bỏ qua bài viết chi tiết sau đây để cùng khám phá những điểm ấn tượng trong kết cấu của một trong những thiết bị quen thuộc và có vai trò quan trọng với lĩnh vực điều trị y tế. 

Giới thiệu về cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch

Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch trong Y học

Kim luồn tĩnh mạch là một dụng cụ y tế khá quen thuộc, giúp hạn chế tình trạng lệch vỡ vein trong quá trình dẫn truyền nước, dịch, hoặc đưa thuốc vào tĩnh mạch cho các bệnh nhân.

Sau khi đặt được thiết bị vào tĩnh mạch một cách chuẩn xác, phần kim trong cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch sẽ được nhân viên y tế rút ra và ống nhựa mềm vẫn tiếp tục nằm lại trong tĩnh mạch. Nhờ vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể vận động bình thường, hạn chế đau đớn và giảm đáng kể các nguy cơ nhiễm khuẩn.

Vai trò kim luồn tĩnh mạch

  • Đảm bảo cho thuốc, nước, dịch được dẫn đến đúng vị trí xác định mà bác sĩ yêu cầu.
  • Có nhiệm vụ cố định, tránh để mũi kim gây nên các tổn thương ngoài ý muốn cho mạch máu.
  • Hạn chế đáng kể số lần phải lấy ven.
  • Giảm thiểu các tai nạn hoặc rủi ro về lệch ven hoặc tổn thương mạch máu.
  • Quá trình tiêm, truyền diễn ra nhanh hơn.
  • Phù hợp trong mọi tình huống, kể cả bệnh nhân yếu, không thể di chuyển.

Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch

  • Không quá cứng, vừa đủ để luồn vào tĩnh mạch, tính chất như thành mỏng.
  • Ống luồn có tính đàn hồi.
  • Đầu kim mềm, nhọn, dáng thon, dễ dàng điều chỉnh.
  • Mũi kim sắc nhọn nhưng nhẹ nhàng, không gây đau nhức.
  • Vết kim rất nhỏ, giảm tối đa tình trạng xuất hiện vết bầm do các tổn thương tĩnh mạch gây nên.

Kinh nghiệm đặt kim luồn tĩnh mạch

Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch trong Y học

Với cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch như đã nêu trên, để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình luồn kim để vào thuốc hoặc dịch truyền thì cần lưu ý một số kinh nghiệm sau đây:

Chọn ven

  • Chọn các điểm ven to, rõ, không nằm ở các điểm gập khuỷu.
  • Không tồn tại các vết tổn thương da ngay vị trí chích ven.
  • Không lấy ven tại điểm có triệu chứng phù nề hoặc chỗ đã chích kim trước đó.
  • Không lấy ven ở chi bị liệt.

Sát khuẩn

  • Không di chuyển từ vùng da đã sát khuẩn vào vùng chưa sát khuẩn.
  • Thực hiện từ trong ra ngoài và di chuyển theo hình xoắn ốc.
  • Ngoài ra, có thể sát khuẩn theo hướng từ dưới lên, ở điểm chính giữa theo vị trí tiêm, xa – gần và rộng dần ra phạm vi 5cm.  

Chọn kim

  • Căn cứ theo cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch, có thể chọn loại phù hợp với bệnh nhân là kim nhỏ hay to.
  • Dựa vào mạch nhỏ, mạch to để cân nhắc loại kim, tránh trật ven và gây phù đau. 

Tư thế

  • Lót khối xốp hoặc gối dưới vị trí chích ven.
  • Nên ngồi trên ghế để đảm bảo ngang tầm giường bệnh, thuận tiện thao tác.

Thao tác

  • Căng da tại vị trí chích ven, theo hướng thẳng dọc xuống, không căng lệch.
  • Có thể dùng tay ấn nhún thật nhẹ để tìm cảm giác dai, mềm nhằm xác định chính xác vị trí ven.
  • Nên chích kim dứt khoát.
  • Phải cố định đầu kim khi đa thấy máu ra. 
  • Rút hẳn nòng kim ra ngoài.
  • Gắn nối với dây dịch truyền.

Cố định

  • Dùng băng keo cố nhân để cố định, che đầu kim, tránh bị tuột và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Có thể đồng thời cố định dây dịch truyền để tránh cọ sát vào da.

Bằng cách áp dụng đúng các thao tác như đã hướng dẫn, các nhân viên y tế có thể thuận lợi khai thác triệt để giá trị mà cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch mang lại, hỗ trợ tối đa cho hoạt động điều trị và chăm sóc bệnh nhân.